March 20, 2014

Lịch sử phát triển của tiền Việt Nam

Lịch sử phát triển của tiền Việt Nam

This article was written in Vietnamese, Please use google translate tool on the Right-top of this page to translate to English or other languages


Nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dưới sự cai trị của nhiều đời vua phong kiến, sự đô hộ của các đế quốc lớn trên thế giới và đồng tiền Việt Nam cũng dần dần được hình thành và phát triển. Mỗi đời vua lại phát hành một loại tiền mới, tiền kim loại hay tiền xu đã thống lĩnh hệ thống tiền bạc ở nước ta một thời gian dài cho đến khi thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam thành một thuộc địa màu mỡ nhất Đông Dương.


Tờ tiền giấy đầu tiên là đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam

Kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá 7 lần.

Khi ngân hàng Việt Nam chưa thành lập, mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ và chữ hán, hình Hồ Chủ Tịch cũng được in trên đó, mặt khác in hình Nông - Công - Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người ta gọi luôn tiền bấy giờ là giấy bạc Cụ Hồ để tỏ lòng biết ơn và tôn kính tới Người.

Mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ và chữ hán


Người ta gọi luôn tiền bấy giờ là giấy bạc Cụ Hồ

Đến năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành lập thì giấy bạc ngân hàng phát huy quyền lực hơn nhiều: 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.


Tiền Việt Nam năm 1951

Giai đoạn 1954 - 1975, nước ta bị phân chia thành hai chế độ khác nhau giữa hai miền nam bắc, mỗi nơi lại có một loại tiền riêng nhưng gọi chung là tiền đồng. Tên gọi này đã đi theo con người Việt Nam cho tới ngày nay. Thời kỳ này, cũng xuất hiện nhiều tổ chức chuyên in tiền giả và trên tờ bạc 200 còn ghi dòng chữ răn de "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành ra".

Tờ bạc 200 còn ghi dòng chữ răn de "Hình phạt khổ sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành ra"






Sau khi giải phóng đất nước 30/04/1975, tiền miền Nam mất giá đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền bắc 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giảiphóng đổi 8 hào thốngnhất. Có phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

Cây dừa ở Bến Tre

hu hoạch mía

Lần đổi tiền thứ 6 vào năm 1985, trước tình hình khan hiếm nghiêm trọng trong thanh toán và diễn biễn phức tạp của nền kinh tế. Nhà nước ta công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc Cách mạng về giá cả và lương. Phát hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.




Máy gặt lúa và đập nước

Và ngày nay, có thể coi chúng ta đã trải qua 2 lần thay đổi nhỏ từ tiền giấy sang tiền polyme. Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát hành từ 15/10/1954 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000. Tiền xu có một vài năm xuất hiện trện thị trường nhưng không phù hợp với phong cách tiêu tiền của người Việt Nam nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm mà thay vào đó là loại tiền polyme với nhiều ưu điểm: khó làm giả, độ bền cao, không thấm nước, thích hợp sử dụng trong các thiết bị hiện đại như ATM, máy đếm tiền.

Những địa danh 'bí ẩn' được in trên tiền mặt ngày nay:








Nhà máy dệt Nam Định được in trên tờ 2000 đồng

Tờ 5.000 đồng là nhà máy thủy điện Trị An Đồng Nai








Mỏ dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu được in trong tờ tiền Việt mệnh giá 10.000 đồng

Địa danh chùa Cầu, Hội An trên tờ tiền 20.000 đồng

Trên tờ 50.000 đồng là địa danh Nghênh Lương Đình - Phu Văn Lâu bên bờ sông Hương (Huế)


Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội được in trong tờ 100.000 đồng


Kỳ Quan Thiên Nhiên Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh được in trên tờ 200.000 đồng

Trên tờ 500.000 đồng là địa danh quê Bác, Nam Đàn, Nghệ An
Mệnh giá được ưa chuộng nhất


Tại các vùng nông thôn, miền cao người dân rất thích cất giữ và tiết kiệm các tờ 500.000 đồng vì bản tính tích cóp, để dành của họ đã ăn sâu từ thời kỳ khó khăn của nền kinh tế. Ngược lại, ở các thành phố lớn và tầng lớp thị dân họ lại thích sử dụng tờ 200.000 đồng vì nó khá phù hợp với mức sống của họ, hơn nữa hình thức của loại mệnh giá này rất bắt mắt, bền và đẹp.

Dù tiền giấy hay polyme cũng đều bẩn


Trong các nghiên cứu thì tiền luôn được xếp vào loại kém sạch và mất vệ sinh nhất trong các thứ mất vệ sinh, chúng có thể sống tới 17 ngày so với các bề mặt khác chỉ 48 tiếng. Tiền bẩn ngay từ loại giấy in tiền, mực in sau đó được lưu thông hàng chục năm qua nhiều ban tay, nhiều môi trường mà không bao giờ được làm sạch. Đây cũng là một nguyên nhân khiến đồng tiền giấy cotton nhanh mờ, mất nét, dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn.

Được thay thế bằng chất liệu polyme có vẻ sạch hơn nhưng các loại vi khuẩn E.coli gây nhiễm trùng đường tiêu hóa vẫn có nồng độ rất cao. Và nếu bạn cầm tiền từ các khu chợ búa, thực phẩm thì nên rửa sạch tay trước khi cầm đồ ăn vì đây chính là nơi chứa nhiều mầm bệnh có hại nhất.

Quốc hoa trên tiền Việt
Theo chia sẻ của họa sĩ 'vẽ tiền' Bùi Trang Toàn thì hoa sen không chỉ là một họa tiết nền đơn thuần, mang linh hồn người Việt mà nó còn minh chứng cho một quá trình tìm tòi lâu dài của nhiều thế hệ họa sĩ như ông. Để có được biểu tượng bông hoa sen trên vị trí trang trọng của đồng tiền Việt Nam nói riêng và những hình ảnh ở mặt sau tờ tiền nói chung, các họa sĩ phải mất nhiều tháng nghiên cứu tại các đền chùa, danh lam thắng cảnh để tham khảo các họa tiết trang trí, trải nghiệm cuộc sống lao động thường nhật của con người cũng như việc đổ mồ hôi, xương máu của các chiến sĩ trên thao trường, chiến trường.


Hơn 65 năm hình thành và phát triển Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, biểu tượng hoa sen vẫn được các họa sĩ lựa chọn và duy trì với một ý nghĩa trang trọng, từ những nét vẽ thô sơ đến khái quát như một biểu trưng không thể thiếu của lối trang trí mang đậm chất liệu dân tộc Việt Nam. Mặt trước tờ 500.000 đồng, Quốc hoa được đặt ở vị trí chính diện, được dùng làm 'cửa bảo mật', bên cạnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nơi sản xuất tiền
Nơi nào thực hiện nhiệm vụ in ấn tiền mặt Việt Nam đồng vẫn còn là câu hỏi thắc mắc của nhiều người tò mò nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tiền được sản xuất ở nhà máy in tiền thuộc cục in ấn của Nhà nước được bảo vệ, bí mật, cấm nhòm ngó từ nước Mỹ.



Được biết các mệnh giá tiền thấp của Việt Nam đều được in tại Nhà máy in tiền quốc gia nằm trên đường Phạm Văn Đồng gần đại học Quốc Gia

No comments:

Post a Comment